Home » Hoạt động
Hiện nay một số trường có mở căn-tin trong
trường thì việc giám sát khâu vệ sinh an toàn
thực phẩm có thể thuận lợi. Còn đa số các trường khác không có căn-tin,
nên việc học sinh ăn thêm ở các hàng quán quanh trường là điều tất yếu
mà nhà trường cần phải quan tâm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
để bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Việc cấm buôn bán hàng quanh trường là
việc không hợp lý vì chỉ khiến học sinh phải đi xa hơn để mua hàng và
cũng không thể thực hiện được vì một bên là nhu cầu thực và một bên là
kế sinh sống thì không thể ngăn chặn việc người dân buôn bán.
Nhà
trường chỉ nên hợp tác sao cho có lợi cho học sinh và phối hợp với UBND
địa phương, y tế cơ sở yêu cầu người bán hàng cam kết thực hiện đúng
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; thống nhất việc kiểm tra, giám
sát và thực hiện chế tài nghiêm theo quy định, để mọi người cùng thấy
các bên đều có lợi thì biện pháp này mới có thể bền vững lâu dài. Tuy
nhiên dù cho có cam kết, có kiểm tra đến đâu thì việc sơ suất cũng khó
tránh khỏi, nên cần có thêm sự giám sát trực tiếp của các em học sinh,
bằng cách phổ biến nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên lồng
ghép vào các giờ học, trang bị cho các em một số kiến thức nhất định,
biết tránh xa các hàng quán không hợp vệ sinh là việc làm cần thiết.
Những điều cần chú ý đề phòng ngộ độc thực phẩm:
1/ Rửa tay trước khi ăn, nhất là ăn bốc.
2/ Chỉ uống nước chín hoặc đã qua thiết bị tinh lọc.
3/
Phòng ngộ độc thực phẩm bởi phẩm màu độc hại. Luôn nghi ngờ thức ăn có
nhuộm phẩm màu: xôi gấc mà không có hột gấc hoặc thịt gấc, xôi, bánh
kẹo, mứt, hạt dưa có màu sắc lòe loẹt, màu quá tươi đẹp.
4/
Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: Rau, củ, quả tươi, thức ăn
sống phải được ngâm kỷ với nước sạch (tối thiểu 30 phút) và rửa lại
nhiều lần hoặc dưới vòi nước chảy, gọt bỏ vỏ. Không ăn những trái cây bị
héo, dập.
5/ Phòng ngộ độc thực phẩm bởi có
chất độc tự nhiên: Không ăn nấm, củ rau, quả hoang dại nghi có độc,
khoai mì cao sản, măng tươi; sản phẩm động vật có độc: cóc, cá nóc,
con so, cua mảng cầu, mật cá trắm, mật con công…
6/
Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại: Không dùng đồ
hộp lon phồng cứng hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo; sữa, nước giải khát
trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng dù còn hạn sử dụng, phai màu; nước
giải khát, nước đóng chai bị biến màu, đục, có cặn, khi mở không còn gas
(nước có gas).
7/ Phòng vi khuẩn nhân lên trong điều kiện môi trường: Thức ăn chín để quá 4 giờ là không an toàn.
8/
Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẳn: thịt quay, thịt luộc,
thịt Jambon, thịt pa-tê… để ăn ngay từ các dụng cụ bán hàng: dao, thớt,
đũa, thìa, que gắp đang chế biến thực phẩm sống hoặc chưa được làm
sạch hoặc dùng tay bốc thức ăn.
9/ Không mua
hàng đóng gói không nhãn mác, không địa chỉ, không có ngày sản xuất,
không hạn dùng, hết hạn dùng, nhãn hàng in lem nhem.
10/
Tránh ăn ở các quán gần nơi dơ bẩn, không có nước sạch hoặc không có tủ
kính che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vỉa hè)
hoặc không có lưới che ruồi nhặng (nếu ở trong nhà có mái che).
Nguyễn năm
Luật An toàn thực phẩm vào đây tải về
Nguyễn năm
Luật An toàn thực phẩm vào đây tải về
Nghị định 91/2012/NĐ –CP ngày
08/11/2012 của chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm. vào đây tải về